Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi quá trình phát triển của cây đậu biếc do Foody Nhà Quê thực hiện để có thể hiểu rõ hơn về từng giai đoạn giúp việc chăm sóc diễn ra một cách thận lợi. Đồng thời, đậu biếc là loại cây sống được lâu năm, về lâu dài cây đậu biếc thường hóa gỗ từ gốc lên thân cành nhánh có tuổi đời trên 1 năm trở lên. Vậy nên, việc hiểu rõ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây còn giúp chúng ta chăm sóc duy trì được giàn hoa xinh đẹp qua nhiều năm tuổi. Có thể nói quá trình phát triển của cây đậu biếc không bị thay đổi vào giống hoa đơn hay kép, nếu có sự khác biệt thì sẽ có sự khác biệt ở mùa vụ, thời tiết và điều kiện canh tác như chăm sóc, phân bón, phòng trừ bệnh. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.
1. Giai đoạn mọc mầm:
Là giai đoạn hạt đậu biếc được gieo xuống đất (đất đủ độ ẩm) đến khi hạt nẩy mầm, cây vươn khỏi mặt đất và mọc 2 lá đầu tiên. Trong giai đoạn này, nếu hội đủ điều kiện độ ẩm và hạt đậu biếc chắc khỏe thì hạt đậu biếc nằm trong lòng đất sẽ hút no nước, mọc thành cọng giá và từ từ đẩy 2 lá mầm lên khỏi mặt đất. Vì vậy, nếu bạn trồng vào mùa khô, nắng thì nên tưới đủ ẩm để hạt có thể nhanh chóng mọc mầm ( tầm từ 2-4 ngày). Nếu gieo hạt vào mùa đông lạnh thì nên phủ lên đất 1 lớp rơm hoặc cỏ khô để giữ ấm đất.
2. Giai đoạn cây con:
Giai đoạn này được tính từ khi cây có 2 lá mầm đến khi có 3 lá kép. Rễ cây đậu biếc giai đoạn này mọc cực nhanh, ăn sâu xuống lòng đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên cây vẫn còn rất yếu, phát triển chậm. Giai đoạn này hạn chế tưới nước quá nhiều dễ làm úng cây và chú ý thoát nước nếu vào mùa mưa.
3. Giai đoạn cây tăng trưởng:
Tính từ sau giai đoạn cây con đến khi cây ra thêm nhánh và các tua cuốn để bám và leo mà không bị rơi xuống. Giai đoạn này cây cũng bắt đầu nhú nụ, cây phát triển nhanh hơn giai đoạn cây con nhưng vẫn còn chậm. Cần làm giàn để cây leo. Có thể làm gàn với bất kì hình dáng nào tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, hoặc đơn giản là cho leo lên tường rào, cổng sắt…
4. Giai đoạn ra hoa:
Những nụ hoa từ các nách lá bắt đầu lớn dần và bung nở. Dây đậu biếc tới giai đoạn ra hoa thì sẽ ra hoa thường xuyên vì dây vẫn cứ tiếp tục dài ra, các nách lá lần lượt đều nhú nụ, từ các nách cũng phát triển thêm nhánh mới, nhánh mới lại thêm nhiều nhánh mới cứ thế tiếp tục phát triển. Giai đoạn này cây cần nhiều nước và ánh nắng hơn. Sau mỗi đợt hoa quý vị vá cca1 bạn cần bón thêm các loại phân chuồng hoai mục hoặc phân tan chậm giúp cho cây có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, tăng khả năng phát triển cành lá và chuẩn bị cho hoa đợt tiếp theo.
5. Giai đoạn phát triển quả và tạo hạt:
Nếu hoa đậu biếc khi nở không được thu hái thì hầu hết đều từ từ phát triển thành quả tạo hạt và già đi. Chúng ta thu hái quả đậu biếc khi quả khô đi. Hạt đậu biếc tiếp tục được gieo xuống đất và bắt dầu tiếp một quá trình phát triển như trên.
Chỉ cần một gốc dây đậu biếc cùng với hiểu rõ về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Chúng ta sẽ duy trì được giàn hoa xinh đẹp qua nhiều năm tuổi bằng cách thường xuyên cắt tỉa cành, tạo hình cho cây, cắt bỏ cành nhánh khô, cành nhánh sát đất, cành nhánh không ra hoa hoặc mọc quá dài, kiểm soát chiều dài và tán của cây sẽ hạn chế tối đa bệnh tật và một số mầm bệnh cho cây, thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc, tạo độ thông thoáng nơi gốc, điều này sẽ khiến cho mầm bệnh không thể phát triển làm hại cây đậu biếc. Đồng thời, cần cung cấp nước đầy đủ cho cây, bón phân chuồng hoai mục thường xuyên sau mỗi đợt hoa. Chắc chắn giàn hoa xanh biếc xinh đẹp sẽ tô điểm cho không gian sống của chúng ta thật nhiều năm tuổi.
Video thu hoạch quả đậu biếc tại vườn của Foody Nhà Quê:
Vậy là, Foody Nhà Quê vừa giới thiệu với quý vị và các bạn quá trình phát triển của cây đậu biếc qua 5 giai đoạn. Hi vọng mang đến thêm một phần vốn kiến thức để quá trình gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa đậu biếc được suông sẽ hơn đồng thời cũng giúp quý vị và các bạn có thể duy trì giàn hoa qua nhiều năm tuổi. Chúc quý vị và các bạn thành công với những giàn hoa xanh biếc màu yêu thương nghen! Xin chào và hẹn gặp lại